Bài nghiên cứu tìm hiểu về tiềm năng phát triển, thực trạng khai thác, trồng cây dược liệu cũng như thực trạng tiêu thụ cây dược liệu trên địa bàn tỉnh An Giang. Đồng thời đánh giá thực trạng khai thác, trồng cây dược liệu, tiềm năng phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) người dân tỉnh An Giang chủ yếu khai thác dược liệu tự nhiên trong khi việc trồng cây dược liệu không bổ sung kịp so với nhu cầu khai thác nên nguồn dược liệu đang có xu hướng giảm đi đáng kể; (ii) mô hình sản xuất cây dược liệu của tỉnh với quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới như: (i) bổ sung nguồn cung dược liệu bằng cách xây dựng vườn thuốc nam gia đình, phát triển mô hình nông lâm kết hợp, trồng cây dược liệu dưới tán rừng; (ii) đẩy mạnh liên kết trong sản xuất với tiêu thụ dược liệu nhằm đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định, đồng thời gia tăng giá trị cây dược liệu trong thời gian tới; (iii) chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen dược liệu quý và hỗ trợ vùng trồng dược liệu.
Xem chi tiết